Thực vật mọng nước
Thực vật mọng nước

Thực vật mọng nước

Trong thực vật học, thực vật mọng nước, cũng được gọi là cây mọng nước hoặc đôi khi là thực vật béo, là những loài thực vật có một số thành phần dày và nhiều thịt hơn bình thường, thường để giữ nước khi sinh trưởng ở nơi điều kiện đất hay khí hậu khô cằn (đây là loài thực vật thuộc nhóm cây chịu hạn). Từ "mọng nước" xuất phát từ thuật ngữ sucus từ Latin, có nghĩa là nước trái cây, hoặc nhựa.[1] Thực vật mọng nước có thể lưu trữ nước trong những cấu trúc khác nhau, chẳng hạn như hoặc thân cây. Một số định nghĩa còn gộp cả rễ, vì thế các loài địa sinh sống sót qua các thời kỳ có điều kiện không thuận lợi bằng cách khô héo và chết phần lộ thiên và chỉ tồn tại ở dạng cơ quan lưu trữ ngầm dưới đất cũng có có thể coi là thực vật mọng nước. Tuy nhiên, khi thuật ngữ này được sử dụng trong nghề làm vườn thì thuật ngữ "mọng nước" cũng thường hay loại bỏ một số nhóm thực vật mà các nhà thực vật học coi là thực vật mọng nước, chẳng hạn như xương rồng. Thực vật mọng nước hay được trồng làm cây cảnh do bề ngoài nổi bật và bất thường của chúng.Ước tính có khoảng 60 họ thực vật khác nhau có chứa các loài thực vật mọng nước. Trong một số họ, như Cactaceae, Agavoideae, AizoaceaeCrassulaceae, phần lớn các loài đều là thực vật mọng nước. Môi trường sống tự nhiên của các loài thực vật tích trữ nước này nói chung là các khu vực có nhiệt độ cao và ít mưa. Chúng có khả năng phát triển tốt chỉ với những nguồn nước hạn chế, như sương và/hoặc sương mù.